Samsung vừa quyết định trì hoãn khai trương nhà máy chip quy mô 37 tỷ USD tại Taylor, Texas từ năm 2024 sang 2026 do thiếu khách hàng và thách thức công nghệ. Dù dự án đã hoàn thành 92% xây dựng, các thiết bị sản xuất vẫn chưa được lắp đặt do lo ngại thiết bị có thể bị bỏ không nếu không có đơn hàng.
Nhà máy ban đầu định sản xuất chip 4nm, nhưng công nghệ này hiện đã lỗi thời khi nhu cầu thị trường chuyển sang chip tiên tiến hơn, buộc Samsung phải nâng cấp lên tiến trình 2nm. Việc nâng cấp này dẫn đến chi phí đội lên cao, tăng nguy cơ rủi ro tài chính khi thiếu khách hàng ở thị trường Mỹ.
Thách thức công nghệ và áp lực từ thị trường
Samsung hiện đang gặp khó khăn trong việc đạt tỷ lệ yield cao ở tiến trình 2nm, dù đã có các cải thiện gần đây nhưng vẫn còn xa mức độ hoàn hảo cần thiết cho sản xuất đại trê. Trong khi đó, nhu cầu chip cho smartphone, PC và thiết bị tiêu dùng đang yếu, khiến việc đầu tư nhà máy không đảm bảo tỷ lệ hoàn vốn nhanh.
Samsung cũng phải đối mặt với cạnh tranh gấy gắt từ TSMC, đối thủ đang dẫn đầu về sản xuất chip tiên tiến và chiếm thị phần lớn trên thị trường foundry toàn cầu. Việc thiếu khách hàng cùng khó khăn về yield khiến Samsung đối diện nguy cơ trì hoãn tiếp tục hoặc thâm chí thay đổi quy mô dự án.
Tác động và triển vọng của nhà máy Chip Samsung
Dù gặp nhiều khó khăn, nếu hoàn thành, nhà máy chip của Samsung sẽ góp phần quan trọng vào việc củng cố chuỗi cung ứng chip tại Mỹ, giảm phụ thuộc vào châu Á. Việc sản xuất chip 2nm cũng sẽ giúc Samsung cạnh tranh tốt hơn với TSMC trong các lĩnh vực AI, điện toán hiệu năng cao, xe tự hành và thiết bị thông minh.
Tuy nhiên, dự án phụ thuộc nhiều vào chính sách hỗ trợ như CHIPS Act, và các thay đổi về chính sách có thể ảnh hưởng tới tiến độ và quy mô dự án. Triển vọng phục hồi nhu cầu chip tại Mỹ và xu hướng đổi mới công nghệ sẽ quyết định nhà máy này đóng vai trò như thế nào trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu trong những năm tới.